The Word 'Ganbatte' in the Workplace: Motivation or Pressure?

"Ganbatte" trong môi trường làm việc: Động lực hay Áp lực?

Trong văn hóa Nhật, từ "Ganbatte" là một biểu hiện chung của nhiều người đặc biệt trong mỗi trường làm việc. Theo đúng nghĩa đen, nó là " Hãy làm hết sức của bạn!" hoặc "Tiếp tục cố gắng". Cụm từ này thường được dùng để cỗ vũ ai đó để truyền động lực và đối mặt với thách thức. Tuy nhiên, bên cạnh những ý nghĩa tích cực, sau đây là một số mặt nghĩa khác mà từ này không mang lại những ảnh hưởng tích cực.

Ganbatte được xem như nguồn động lực.

Theo truyền thống, "Ganbatte" phản chiếu đạo đức nghề nghiệp cực cao của Nhận Bản-là nguồn sức mạnh cỗ vũ con người tiến lên phía trước dẫu gặp gian khó. Trong môi trường làm việc, cụm từ này còn thường được dùng bởi các nhà quản lí đối với nhân viên, đồng nghiệp với nhau, hoặc thậm chí là cỗ vũ chính bản thân mình.

Thông điệp đằng sau từ này truyền động lực đến những cá nhân để:

  • Không bao giờ bỏ cuộc dù đang gặp phải những trường hợp khó nhằn 
  • Gia tăng sự nổ lực để đạt được kết quả tốt nhất
  • Thể hiện sự cống hiến đối với công việc

Ví dụ, khi những dự án đã đến gần hạn nộp deadlines, nói "Ganbatte!" có thể gia tăng năng lượng cho cả tập thể và đem đến một sự hứng khởi để có thể hoàn thành công việc. Cụm từ này còn có thể xây dựng tinh thần đoàn kết trong một nhóm, tạo ra sự chung sức cùng nổ lực để vượt qua thử thách.

Sự áp lực đằng sau "Ganbatte"

Ở mặt khác, việc lạm dùng từ "Ganbatte" có thể trở thành một gánh nặng tâm lí đối với nhiều cá nhân. Trong xã hội Nhật Bản, nơi có văn hóa về sự hỗ thẹn và áp lực để tránh khỏi sự thất vọng từ những người khác là vô cùng nặng nề, cụm từ này có thể ẩn ý rằng một người phải cố gắng duy trì làm việc vất vả một cách vô thời hạn.

Một số vấn đề chung đã nảy sinh từ việc sử dụng từ "Ganbatte" bao gồm:

1. Cảm giác tội lỗi: Nếu ai đó cảm thấy không thể đem lại hiệu suất 100%, họ sẽ cảm thấy tội lỗi vì không "không cố gắng thêm".

2. Áp lực tinh thần: Từ này có thể là nguyên nhân cho stress, đặc biệt là khi được lặp đi lặp lại trong những trường hợp căng thẳng, chẳng hạn như xuyên suốt những dealines "bất khả thi".

3. Làm việc quá sức: "Ganbatte" có thể thúc đẩy văn hóa làm việc điên cuồng (karoshi), nơi mà các nhân viên vẫn phải tiếp tục làm việc cho dù đã kiệt sức.

4. Thiếu đi sự thông cảm: Trong một số trường hợp, việc nói "Ganbatte" mà không hiểu thấu trường hợp của ai đó sẽ khiến bạn trở nên vô cảm, như thể  đang phủ nhận sự cố gắng của họ.

Tìm cách cân bằng

Sẽ vô cùng quan trọng để hiểu được khi nào thì "Ganbatte" có thể trở thành nguồn động lực tích cực, việc sử dụng nó nên được thấu hiểu theo từng ngữ cách. Sau đây là một số cách để tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh mà không làm mất đi tinh thần mà từ này muốn truyển tải:

1. Thấu hiểu hoàn cảnh của người khác: Trước khi nói "Ganbatte", hãy cố gắng hiểu tình huống mà đồng nghiệp phải đối mặt. Liệu họ sẽ cần lời động viên hay thật sự cần phải nghỉ ngơi ?

2. Đem đến sự giúp đỡ thật sự: Thay vì nói "Ganbatte" thì hãy giúp bằng hành động thât sự như giảm bớt những công việc đang quá tải hoặc đưa ra những giải pháp có thể giải quyết vấn đề của họ

3. Trân trọng những nổ lực làm việc: Hãy công nhận nhứng thành tựu họ làm được cho đến bây giờ, chứ đừng nên tập trung vào phê bình họ và yêu cầu sự nổ lực nhiều hơn nữa.

4. Khuyến khích nghỉ ngơi: Hãy nói "Bạn hãy nghỉ ngơi sau khi đã làm việc vất vả" để thể hiện sự đồng cảm và quan tâm

Kết luận

Từ "Ganbatte" chứa một sức mạnh không thể ngờ để tăng động lực, nhưng nó cũng có thể là một con dao 2 lưỡi nếu sử dụng mà không tìm hiểu kĩ càng. Trong văn hóa làm việc hiện đại, nơi mà sức khỏe tinh thần ngày càng giữ một vai trò thiết yếu hơn, chúng ta cần sử dụng cụm từ này một cách thông minh và tinh tế.

Động lực không phải lúc nào cũng có nghĩa là làm việc không ngừng nghỉ. Đôi khi, cho ai đó một không gian để nghỉ ngơi và chữa lành là một cách tốt nhất để giúp họ. Sự kiên trì thật sự là nằm ở việc bạn đã làm hết sức trong khi vẫn duy trì sự cân bằng giữa công việc và đời sóng cá nhân.


Quay lại blog